Quy định về đồng phục của học sinh đầu năm học 2024-2025 (Hình từ internet)
Quy định về đồng phục của học sinh đầu năm học 2024-2025 (Hình từ internet)
Theo đó, Bộ GDĐT ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc tại Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 như sau:
- Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
- Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2024.
- Kết thúc học kỳ I trước ngày 18 tháng 01 năm 2025, hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2025.
- Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2025.
- Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2025.
- Thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 dự kiến diễn ra trong ngày 26 và ngày 27 tháng 6 năm 2025.
- Các kỳ thi cấp quốc gia khác được tổ chức theo quy định và hướng dẫn của Bộ GDĐT.
Mới đây, mạng xã hội chia sẻ một video ghi lại hình ảnh cô giáo ở Trường THPT Đội Cấn (huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) đã dùng kéo cắt tóc của một nữ sinh ngay trên bục giảng.
Sau khi vụ việc được chia sẻ đã có nhiều tranh luận trái chiều. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu nhà trường đã có quy định thì khi học sinh vi phạm, giáo viên nên nhắc nhở, mời phụ huynh học sinh đến làm việc hoặc có thể đình chỉ học chứ không có quyền xâm phạm đến cơ thể của học sinh như vậy. Ý kiến khác lại đồng tình với hành động của giáo viên vì cho rằng có thể cô giáo đã nhắc nhở nhiều lần rồi nên mới làm như vậy...
Chia sẻ về vấn đề này với PV báo Sức khỏe&Đời sống, chuyên gia giáo dục – TS. Vũ Thu Hương cho rằng, nếu hình thức phạt này của cô giáo không nằm trong quy chế của nhà trường thì cô giáo đó sẽ phải làm bản tường trình vì không thể tự ý phạt học sinh mà không có quy định từ trước.
Theo TS. Vũ Thu Hương, hành động cô giáo cắt tóc của học sinh trên bục giảng không có gì đặc biệt bởi có phải cô giáo lôi học sinh ra một nơi nào khác nguy hiểm, ngoài phạm vi trường học để làm đâu. Tuy nhiên, hành động này có được quy định trong nội quy nhà trường hay không thì cần làm rõ.
Nữ sinh Vĩnh Phúc bị cô giáo cầm kéo cắt tóc ngay tại lớp học. Ảnh cắt từ clip
"Một khía cạnh nữa, vì sao giáo viên không kiểm soát được cảm xúc và dẫn đến hành động như vậy? Có thể giáo viên đã nhắc nhở nhiều lần nhưng học sinh này vẫn cố tình vi phạm hoặc do sự chiều chuộng quá đà của phụ huynh dẫn đến học sinh có thái độ thiếu tôn trọng giáo viên và tích tụ lại lâu dần khiến giáo viên bị ảnh hưởng nên mất bình tĩnh".
Ngoài ra, TS. Vũ Thu Hương cho rằng, hiện nhiều trường học đưa ra quy định với học sinh nhưng không quy định chế tài xử phạt dẫn tới giáo viên thiếu hình thức phạt học sinh và khó khăn trong vấn đề quản lý học sinh.
"Riêng quy định về màu tóc của học sinh thì nhà trường cần quy định rõ ràng để cả giáo viên, học sinh và phụ huỵnh nắm được, nếu học sinh vi phạm thì xử lý thế nào, chế tài ra sao. Trường nào thấy việc nhuộm tóc khi tới trường của học sinh là không nghiêm túc thì cần thông báo rõ ràng như màu nào học sinh được nhuộm, màu nào không. Các màu như xanh, đỏ, tím, vàng không được nhuộm, vậy còn nâu nạt, vàng nhạt hay gẩy line thì sao...?.
Vấn đề này cần có tiếng nói của Bộ GD&ĐT, đó là những loại hoạt động gì được phép để sử dụng phạt học sinh. Nên có nhiều hình thức phạt để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và hình ảnh của học sinh".
Cũng theo TS. Vũ Thu Hương, giáo viên đôi khi cũng không hiểu phải làm thế nào cho đúng. "Chúng ta nên nhìn nhiều mặt từ phía học sinh, giáo viên, nhà trường, phụ huynh đến người đưa video lên mạng xã hội và cả từ phía cộng đồng mạng. Bởi ở vụ việc này, có thể giáo viên làm sai nhưng ở vụ việc khác giáo viên không sai nhưng cộng đồng mạng không hiểu thì hoàn toàn có thể bóp méo việc giáo dục học sinh trong nhà trường".
Thông tin mới nhất về vụ việc này, ông Nguyễn Việt Hà - đại diện Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: "Quy định của ngành là học sinh đi học phải giữ đầu tóc gọn gàng. Nếu học sinh vi phạm thì giáo viên có nhiều cách để thông tin, đôn đốc, nhắc nhở đến học sinh.
Trong trường hợp này, cô giáo đã phối hợp cùng gia đình học sinh từ sau Tết Nguyên đán. Bản thân em học sinh cũng nhờ bạn cắt tóc vàng đi rồi nhưng vẫn còn sót lại. Tuy nhiên, việc giáo viên cầm kéo cắt tóc học sinh là sai bởi giáo viên không có nhiệm vụ làm như vậy. Hiện tại, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đang chờ báo cáo chi tiết về sự việc từ trường THPT Đội Cấn để có cơ sở xem xét và xử lý".
Cụ thể, Khoản 2 Điều 36 về Hành vi ứng xử, trang phục của học sinh có 2 nội dung là hành vi, ngôn ngữ, ứng xử của học sinh phải đúng mực, tôn trọng, lễ phép, thân thiện, bảo đảm tính văn hoá, phù hợp với đạo đức và lối sống của lứa tuổi học sinh trung học.
Về trang phục của học sinh phải chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng, thích hợp với độ tuổi, thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở nhà trường. Tùy điều kiện của từng trường, hiệu trưởng có thể quyết định để học sinh mặc đồng phục nếu được nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường nhất trí.
Nhiều trường yêu cầu phụ huynh gửi ảnh thời thơ ấu để so sánh với màu tóc hiện tại của học sinh, chứng minh không qua can thiệp hóa chất.
Ở Mỹ, vi phạm quy định trang phục trường học là mặc áo phông phản cảm hoặc váy quá ngắn. Tuy nhiên, ở Nhật Bản, mái tóc nhuộm có thể là vấn đề lớn. Theo một cuộc khảo sát mới được công bố bởi The Asahi Shimbun, 57% trường trung học công lập trong thành phố yêu cầu học sinh chứng minh màu tóc là tự nhiên.
98 trong số 170 trường được khảo sát đưa ra chính sách cụ thể về vấn đề này. Số học sinh được yêu cầu chứng minh màu tóc dao động từ vài người đến vài chục người trong năm học vừa rồi.
Theo Business Insider ngày 3/5, biện pháp này nhằm giữ vững tiêu chuẩn nghiêm ngặt liên quan đến ngoại hình. Ngoài việc cấm làm tóc hoặc nhuộm tóc, nhiều trường học Nhật Bản không cho phép học sinh để tóc quá dài hay không gọn gàng và yêu cầu ăn mặc rất khắt khe.
Một học sinh Nhật Bản trong lớp học ở thành phố Ofunato, tỉnh Iwate. Ảnh: Reuters
"Một số học sinh khăng khăng mái tóc của mình tự nhiên trong khi nó được nhuộm. Chúng tôi yêu cầu phụ huynh xác nhận bởi đây là trách nhiệm của họ", một giáo viên cho biết.
Khác với Mỹ, xã hội Nhật Bản khá đồng nhất. Nền văn hóa ở xứ sở mặt trời mọc thường đảm bảo sự thống nhất giữa mọi người, do đó những sai lệch nhỏ so với tiêu chuẩn có khuynh hướng trở nên nổi bật và gây ra những lời chỉ trích mang tính bảo thủ.
Natsuko Fujimaki, doanh nhân ở Tokyo nhắc đến khái niệm "majime". Thuật ngữ này đề cập đến việc ưu tiên sự trật tự, gọn gàng, nghiêm chỉnh và thường theo chủ nghĩa hoàn hảo. "Họ cố gắng làm theo quy tắc đối với mọi việc", Fujimaki nói.
Để chứng minh tóc của một học sinh là tự nhiên, trường học thường yêu cầu cha mẹ gửi ảnh thời thơ ấu miêu tả màu tóc của đứa trẻ. Những trường hợp ít nghiêm trọng hơn, họ có thể chỉ cần xác minh bằng văn bản có chữ ký để khẳng định tóc của con không bị can thiệp bởi hóa chất bằng bất cứ cách nào.
Đây không phải là quy định mới. Từ thập kỷ trước, một số trường đã yêu cầu học sinh chứng minh không nhuộm hoặc uốn tóc. Thậm chí, trường có thể yêu cầu các em sinh ra ở nước ngoài nhuộm tóc để phù hợp với nhóm học sinh còn lại trong trường, như một phần của quá trình đồng hóa bắt buộc.
Trong bài báo trên Japan Times từ năm 2007, Maria - học sinh có gốc Brazil cho biết em gái Nicola bị các giáo viên kiểm tra tóc hàng tuần. "Mặc dù Nicola nói đây là màu tóc tự nhiên, con bé vẫn bị hướng dẫn làm thẳng và nhuộm đen. Nó phải làm thế mỗi tuần một lần, nhưng trải nghiệm đó làm con bé tổn thương về ngoại hình khác biệt của mình", Maria nói.
Ngoài ra, một số trường yêu cầu nữ sinh buộc tóc lại "theo một cách mà không ảnh hưởng đến việc giảng dạy trong lớp". Về phần nam sinh, các em không được để kiểu tóc vuốt nhọn, nuôi dài che mắt hay chạm quá phần cổ áo.
Theo Asahi Shimbun, tỷ lệ sinh giảm của Nhật Bản đóng vai trò trong việc hình thành các quy tắc này. Với số lượng học sinh ngày càng ít hơn, các trường công và trường tư bắt đầu cạnh tranh để lôi kéo sự chú ý của phụ huynh. Chính sách về mái tóc là một chiến lược họ tận dụng, hy vọng phụ huynh bị ấn tượng bởi sự nghiêm túc trong giáo dục.
Một số nhà phê bình nói rằng yêu cầu học sinh chứng minh màu tóc tự nhiên là vi phạm quyền riêng tư của mỗi người. Trong khi đó, những người ủng hộ cho rằng điều đó giúp học sinh không bị hiệu trưởng liên tục hỏi về mái tóc, yêu cầu đưa ra bằng chứng ban đầu đủ để tránh phiền phức hơn là gây tổn hại tâm lý cho các em.