Nhận Lương Hưu Bao Nhiêu Năm

Nhận Lương Hưu Bao Nhiêu Năm

Tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, từ ngày 1/1/2018, mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

Tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, từ ngày 1/1/2018, mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

Lương hưu nên tăng ít nhất bằng 50% điều chỉnh lương công chức

Cùng với việc cải cách tiền lương, cần thực hiện điều chỉnh tiền lương, trợ cấp cho người nghỉ hưu, người có công, đối tượng bảo trợ xã hội. Việc điều chỉnh tiền lương căn cứ trên các yếu tố như mức tăng trưởng kinh tế, chỉ số trượt giá.

Đến nay, theo báo cáo, ngân sách đã chuẩn bị được 560.000 tỉ đồng để thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực công, tương đương điều chỉnh lương của khu vực công chức khoảng 30%. Khi lương khu vực công được điều chỉnh, người nghỉ hưu cũng cần được tăng lương hưu ở mức độ nhất định.

Tôi đánh giá đề xuất mức tăng lương hưu trên dưới 15% là hợp lý vì cải cách tiền lương kéo chỉ số giá sinh hoạt tăng lên, ảnh hưởng đến người lao động. Mức này cao hơn đề xuất 8% của BHXH Việt Nam và tương đương đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Thực tế, tăng lương hưu ở mức nào cũng cần phù hợp việc căn cứ tốc độ tăng tiền lương với tốc độ tăng lương nghỉ hưu và trợ cấp cho người có công, đối tượng bảo trợ xã hội cũng như nguồn lực.

Nhưng như năm 2023, lương công chức được điều chỉnh tăng 20,8%, áp dụng 1-7. Lương hưu trước đó vẫn điều chỉnh theo đúng định kỳ mỗi năm thì khi tăng vào dịp đó, mức tăng chỉ 12,5%.

Điều đó cho thấy tính tương ứng giữa lương khu vực công và lương hưu. Do vậy, với điều chỉnh lương công chức lần này, lương hưu cần điều chỉnh ở mức tương xứng với mức thay đổi lương khu vực công, ít nhất bằng 50% mức tăng lương này.

Từ ngày 14/8, nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước bắt đầu chi trả lương hưu tháng 8, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) hằng tháng theo mức hưởng mới, tăng thêm tiền cho người hưởng lương hưu.

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hiện nay, ông P.P.N.T. (ở TP.HCM) là người đang có mức hưởng lương hưu cao nhất Việt Nam. Đến tháng 6/2023, mức lương hưu của ông T. là 124.714.600 đồng/tháng.

Từ ngày 1/7/2023, lương hưu được điều chỉnh tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 đối với các đối tượng đã được điều chỉnh theo Nghị định số 108/2021/NĐ-CP.

Theo Nghị định số 42, từ ngày 1/7, lương hưu, trợ cấp BHXH của ông T. sẽ được tăng thêm 12,5%.

Theo hướng dẫn tại Thông tư số 06/2023/TT-BLĐTBXH, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng theo quy định mới = Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp tháng 6 năm 2023 x 1,125.

Như vậy, từ tháng 7/2023, theo quy định mới, mức hưởng lương hưu của ông T. sẽ là hơn 140 triệu đồng/tháng. So với trước thời điểm điều chỉnh, lương hưu của ông T. tăng hơn 15,5 triệu đồng.

Ông T. là người hưởng lương hưu cao nhất Việt Nam, với mức sau điều chỉnh từ tháng 7/2023 là hơn 140 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, trong kỳ chi trả lương hưu tháng 7, cơ quan bảo hiểm xã hội đã thông tin người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 7 tạm thời thực hiện theo mức hưởng tháng 6/2023. Người dân sẽ nhận lương hưu tháng 8 theo mức hưởng mới và phần truy trả chênh lệch tăng thêm của tháng 7.

Như vậy, trong kỳ chi trả lương hưu tháng 8/2023, ông T. sẽ nhận lương hưu theo mức mới là hơn 140 triệu đồng/tháng và truy trả chênh lệch tăng thêm của tháng 7 là hơn 15,5 triệu đồng. Tổng số tiền ông T. sẽ nhận được trong kỳ chi trả lương hưu tháng 8 này là hơn 155,5 triệu đồng - là mức hưởng lương hưu tháng 8 cao nhất Việt Nam.

Thông tin thêm về người hưởng lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, trước khi nghỉ hưu, ông T. là Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc của một công ty liên doanh.

Tháng 4/2015, ông T. nghỉ hưu với mức lương hưu hơn 87,3 triệu đồng/tháng. Sau 5 lần điều chỉnh lương hưu của Nhà nước, đến tháng 6/2023, mức lương hưu của ông T. là hơn 124,7 triệu đồng/tháng.

Sau lần điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp BHXH từ tháng 7/2023, mức lương hưu của ông T. tiếp tục tăng lên hơn 140 triệu đồng/tháng, tiếp tục giữ vững "danh hiệu" người hưởng lương hưu cao nhất Việt Nam.

Nên chia đối tượng để tăng lương hưu

Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội, cho hay hiện nay cả nước có khoảng 2,7 - 2,8 triệu người đang hưởng lương hưu. Trong đó, có khoảng 2 triệu người đang hưởng lương hưu thấp từ mức 3 - 7 triệu đồng/tháng.

Ông chỉ rõ về nguyên tắc, thời điểm 1-7 tới đây thực hiện cải cách chính sách tiền lương mới cho những người làm việc trong khu vực công sẽ có tác động làm tăng chi phí cuộc sống lên. Do vậy, cần phải xem xét tăng lương hưu và trợ cấp BHXH, trợ cấp cho người có công lên.

Thêm vào đó, Luật BHXH đã quy định tiền lương hưu, trợ cấp BHXH phải điều chỉnh để đảm bảo bù lại phần trượt giá. Trong năm 2023, CPI là 3,25%, GDP tăng hơn 5,05% nên cần tính điều chỉnh lương hưu để đảm bảo đời sống.

Về việc tăng lương hưu ở mức độ nào cho phù hợp, ông Nghĩa nhắc lại việc BHXH Việt Nam đang đề xuất mức tăng khoảng 8%, còn ý kiến của Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội, chuyên gia đề nghị mức cao hơn lên tới 15%.

Vị đại biểu này cho rằng cần có tính toán cụ thể và nên tăng theo đối tượng, trong đó ưu tiên cho người đang hưởng mức lương hưu thấp để tăng đảm bảo mức sống trung bình. Còn với nhóm lương hưu đã cao như mỗi tháng lĩnh mười mấy triệu thì có thể tăng mức thấp hơn.

"Có thể có nhóm lương hưu thấp thì tăng 15%, nhóm thấp vừa tăng 10%, còn nhóm lương đã ở mức đảm bảo thì tăng 8%. Như vậy, sẽ đảm bảo cho những người lương thấp sẽ được lãnh lương hưu tăng lên, đủ điều kiện sống trung bình và vẫn có sự tăng công bằng với các nhóm khác", ông Nghĩa đề xuất.

Cũng theo ông Nghĩa, hiện nay ở nước ta đang có hai nhóm gồm: một nhóm người về hưu trước 1-1-1995 do ngân sách nhà nước chi trả lương hưu và bù đắp khi tiến hành tăng lương hưu. Nhóm thứ hai là những người về hưu từ 1995 trở về đây do quỹ BHXH chi trả. Với nhóm này áp dụng theo nguyên tắc đóng - hưởng.

Với những người về hưu ở nhóm này đã không còn tham gia đóng góp cho quỹ nữa nên mức tăng lương hưu phải tính toán kỹ để đảm bảo cân đối của quỹ, đồng thời dựa trên việc đầu tư hiệu quả của quỹ. Về lâu dài, người lao động muốn hưởng lương hưu cao thì việc quan trọng là phải đóng cao.

Muốn như vậy phải có biện pháp để tăng mức lương của người lao động và có thêm các chính sách hưu trí bổ sung để người lao động có thể tham gia để sau này hưởng lương cao. Cần đa dạng hóa loại hình đầu tư của quỹ BHXH để có hiệu quả cao giúp người lao động hưởng các chế độ, trong đó có chế độ hưu trí cao hơn.

Còn nguyên thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân thì cho rằng dù chọn mức tăng 8% hay 15% thì đều phải bàn bạc, đánh giá, tính toán kỹ lưỡng. Tuy nhiên, khi lương cán bộ, công chức tăng mấy chục phần trăm mà lương hưu tăng không tương xứng cũng cần xem xét, bởi đời sống của những người về hưu còn nhiều khó khăn.

Theo ông Huân, những người đang nhận lương hưu thấp chủ yếu là nhóm nghỉ hưu trước ngày 1-1-1995 trở về trước. Thời điểm này, ngoài bản thân mặt bằng lương thấp, cộng với chế độ nâng bậc lương không thường xuyên, dẫn đến mức lương hưu rất thấp.

Ngoài ra, với nhóm lao động đang đóng BHXH với mức lương đóng thấp, thì khi về hưu cũng không thể có mức lương hưu cao được. Vì vậy, theo ông, với hai nhóm này cần chú ý đến đời sống của họ hơn để có hỗ trợ thêm. Chẳng hạn nếu mức điều chỉnh chung như BHXH Việt Nam đề xuất là 8%, thì nhóm này phải tăng lên 10%.

Ông Huân phân tích thêm lương hưu phụ thuộc vào mức đóng, cụ thể đóng cao thì hưởng cao và ngược lại. Song có thực tế, người về hưu sau cải cách tiền lương (từ 1-7) và đóng nhiều thời gian hơn, lương cao hơn, sẽ có lương hưu rất cao so với người về trước.

Chưa kể, theo dự Luật BHXH (sửa đổi) có thể giảm năm đóng BHXH xuống 15 năm dẫn đến nhiều người có lương hưu rất thấp. Để giải quyết vấn đề này, ông Huân cho rằng có thể tính toán để bù đắp cho những người đang có mức lương thấp được điều chỉnh cao hơn.

Còn những người có mức quá cao thì điều chỉnh thấp hơn một chút, song không có nghĩa nhóm này điều chỉnh với mức quá thấp, bởi không đúng với nguyên tắc đóng - hưởng của BHXH. "Họ đóng ở mức cao mà lại hưởng thấp sẽ không ổn.

Nhưng với người có mức lương thấp cần có cơ chế bù thêm giúp nâng cao đời sống lên. Trong vấn đề này cần có sự chia sẻ giữa những người tham gia", ông Huân đánh giá và cho rằng về lâu dài, để lương hưu cao ngoài việc đóng cao nên xem xét có thể đầu tư quỹ BHXH sinh lời nhằm bù đắp cho người hưởng lương hưu thấp.

Ví dụ đầu tư quỹ qua các kênh hợp pháp khác thay vì các kênh an toàn như mua trái phiếu Chính phủ hoặc gửi lãi ngân hàng đang triển khai. Việc này cũng cần được thông báo công khai để người lao động biết, đồng ý.