Cơ Quan Quản Lý Thuế

Cơ Quan Quản Lý Thuế

Địa chỉ : số 44-46 đường Trần Phú, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Địa chỉ : số 44-46 đường Trần Phú, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh Công an Tp Hà Nội (Cơ sở 1)

Địa chỉ : số 44 đường Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Điện thoại : 0692191515 – 0692197051 | Đường dây nóng : 0692191506

Website : https://hanoi.xuatnhapcanh.gov.vn/

Bản đồ chỉ đường : https://bit.ly/2JVl5cm

Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh Công an Tp Hà Nội (Cơ sở 2)

Địa chỉ : số 06 đường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Điện thoại : 0692191515 – 0692197051 | Đường dây nóng : 0692191506

Website : https://hanoi.xuatnhapcanh.gov.vn/

Bản đồ chỉ đường : https://bit.ly/3eeznCC

– Buổi Sáng : 08h00 – 11h30 (từ thứ Hai đến thứ Sáu)

– Buổi Chiều: 13h30 – 16h00 (từ thứ Hai đến thứ Sáu)

*** Lưu ý : Cơ Quan Quản Lý Xuất Nhập Cảnh (XNC) sẽ nghỉ làm việc vào các chiều thứ Bảy, ngày Chủ Nhật và ngày lễ.

Ngày 09/5/2024, tại trụ sở Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), UBCKNN và Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore (MAS), Sở giao dịch chứng khoán Singapore (SGX) đã có buổi làm việc, chia sẻ kinh nghiệm quản lý thị trường chứng khoán.

Tham dự buổi làm việc, về phía UBCKNN có đại diện lãnh đạo các đơn vị: Vụ quản lý chào bán chứng khoán, Vụ Phát triển thị trường, Vụ Quản lý kinh doanh, Vụ Giám sát thị trường chứng khoán, Cục Công nghệ thông tin, Vụ Hợp tác quốc tế.

Về phía MAS có bà Agigail Ng – Giám đốc điều hành cấp cao, Ban chính sách và Người tiêu dùng; Ông Kee Rui Xiong – Giám đốc điều hành cấp cao, Ban Tài chính doanh nghiệp và công bố thông tin; Ông Alex Lee – Giám đốc, Ban Tài chính doanh nghiệp và công bố thông tin; Ông Zhan Daowei – Phó Giám đốc, Ban chính sách thị trường và người tiêu dùng. Cùng dự buổi làm việc về phía SGX có Ông Tan Boon Gin – Giám đốc điều hành Sở giao dịch chứng khoán Singapore; Ông Chew Chin Yee – Giám đốc, Trưởng phòng Chính sách và phát triển Quy định, Văn phòng Kế hoạch Chiến lược và Thực thi; Ông John Lim Boon Chin – Phó Giám đốc, Ban cổ phiếu – Chứng khoán; Ông Filbert Tay Hong Yun – Phó Giám đốc, Văn phòng Kế hoạch Chiến lược.

Đại diện các bên tại buổi làm việc. Ảnh: TT&QHCC

Tại buổi làm việc, đại diện MAS đã chia sẻ các thông tin về tài sản số, các quy định mà MAS đang áp dụng nhằm giám sát, hạn chế những rủi ro về tài sản số, từ đó cảnh báo và đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư.

Thông tin tại buổi làm việc, đại diện SGX đã giới thiệu các nội dung liên quan quy định chào bán chứng khoán tại Singapore, trong đó nhấn mạnh việc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin bao gồm bản cáo bạch theo quy định của tổ chức phát hành và quy trình xem xét bản cáo bạch cũng như các chế tài xử lý vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin của MAS và SGX. Tiếp đó, đại diện SGX cũng chia sẻ các thông tin về báo cáo phát triển bền vững đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Singapore. Quy định này đã được áp dụng từ năm 2011 và các doanh nghiệp niêm yết được yêu cầu bắt buộc công bố thông tin báo cáo phát triển bền vững.

Đại diện SGX chia sẻ thông tin tại buổi làm việc. Ảnh: TT&QHCC

Về những yêu cầu niêm yết trên thị trường chứng khoán Singapore, đại diện SGX cho hay SGX luôn duy trì các tiêu chuẩn cao và các thông lệ quốc tế tốt nhất trên thị trường chứng khoán để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của SGX là đảm bảo thị trường chứng khoán minh bạch, công khai, các doanh nghiệp được yêu cầu về công bố thông tin phải kịp thời, chính xác nhằm giúp nhà đầu tư đưa được những quyết định đầu tư nhanh chóng. Đại diện SGX chia sẻ, để được niêm yết cổ phiếu trên SGX các doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng những điều kiện nghiêm ngặt về tài chính, vốn hoá thị trường, tuân thủ các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, các quy định về quản trị doanh nghiệp v.v…

Đoàn công tác của MAS và SGX tại buổi làm việc. Ảnh: TT&QHCC

Đại diện Sở giao dịch chứng khoán Singapore hy vọng trong thời gian tới SGX và các Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam sẽ tiến hành ký các biên bản ghi nhớ để tăng cường hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Về phía UBCKNN, các đơn vị thuộc UBCKNN cũng chia sẽ những quy định về chào bán, niêm yết và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam và những văn bản quy phạm pháp luật đang được nghiên cứu, sửa đổi nhằm đáp ứng được các tiêu chí về nâng hạng thị trường chứng khoán.

Kết thúc buổi làm việc, hai bên đã có thêm nhiều thông tin, tăng cường hiểu biết lẫn nhau về thị trường chứng khoán hai nước.

Tòa nhà số 52 đường Út Tịch, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0309532909 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu vào ngày 06/01/2010.

(Thanhuytphcm.vn) - Chiều 30/9, lãnh đạo Cục thuế TPHCM cho biết, đến hết ngày 29/9/2024, Cục Thuế TPHCM đã giải quyết 14.300/15.800 hồ sơ liên quan đến thuế, nghĩa vụ tài chính (NVTC) về đất đai tồn từ sau ngày 1/8-21/9/2024.

Như vậy, chỉ trong vòng 1 tuần, cơ quan thuế đã xử lý đến 90,5% số hồ sơ tồn trước đó, kể từ khi UBND TPHCM ban hành Công văn số 5635/UBND-ĐT ngày 21/9/2024, chấp thuận cho các cơ quan chức năng tạm thời được sử dụng Bảng giá đất ban hành theo Luật Đất đai năm 2013 như đã thực hiện trước ngày 1/8/2024. Đó là chưa kể lượng hồ sơ mới hàng ngày trên địa bàn TPHCM tiếp nhận khá lớn, nhưng cơ quan thuế vẫn cố gắng xử lý, giải quyết với tinh thần trách nhiệm cao nhất.

Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Cục trưởng Cục Thuế TPHCM, trong tuần vừa qua, số lượng hồ sơ thuế đất mới được nộp vào tăng rất nhanh, mỗi ngày phát sinh mới đến vài trăm bộ hồ sơ, thậm chí có ngày cao điểm cơ quan thuế tiếp nhận hơn 500 bộ hồ sơ mới của người dân, doanh nghiệp liên quan đến NVTC, thuế về đất đai. Trong tuần đầu tháng 10 này, cơ quan thuế trên địa bàn sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ về đất đai, nhằm tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế tuân thủ đúng nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước.

Đây là quá trình nỗ lực từ phía Cục Thuế TPHCM trong 2 tháng qua với các văn bản báo cáo, kiến nghị lên UBND TPHCM nhằm đề xuất tháo gỡ ách tắc liên quan đến thuế, NVTC về đất đai, để tránh tồn đọng một số hồ sơ, gây ảnh hưởng đến nhu cầu thực tế và quyền lợi hợp pháp của người dân. Nhất là kể từ lúc UBND TPHCM có văn bản số 5635/UBND-ĐT chấp thuận tạm thời sử dụng Bảng giá đất được ban hành theo Luật đất đai năm 2013 như đã thực hiện trước ngày 1/8/2024.

Trong thời gian qua, Cục Thuế TP cũng đã báo cáo và đề xuất Tổng cục Thuế đối với việc giải quyết các hồ sơ về nhà, đất (chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận quà tặng) thuộc trường hợp miễn thuế TNCN, lệ phí trước bạ khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cho người dân, qua đó, đã tạo điều kiện để giải quyết nhanh các hồ sơ cho người nộp thuế theo đúng quy định pháp luật.

Cũng theo Cục Thuế TPHCM, ngay trong chiều 21/9, khi UBND TPHCM ban hành văn bản chỉ đạo, Ban Lãnh đạo Cục Thuế TP đã nhanh chóng tổ chức họp với lãnh đạo các phòng chức năng và các chi cục thuế trên địa bàn TPHCM để có các chỉ đạo khẩn. Cụ thể, các chi cục thuế phải ưu tiên, tập trung lực lượng để giải quyết nhanh nhất các hồ sơ đất đai tiếp nhận từ ngày 1/8/2024; tổ chức các bộ phận liên quan đến việc xử lý hồ sơ đất đai làm thêm giờ, kể cả ngày nghỉ thứ bảy và chủ nhật, bắt đầu từ ngày 22/9/2024. Hàng ngày, các chi cục thuế phải báo cáo tiến độ thực hiện và phản ánh những khó khăn về Cục Thuế TP, để có chỉ đạo giải quyết kịp thời cho người nộp thuế.

Căn cứ Công văn số 5635/UBND-ĐT, UBND TPHCM đã giao Cục Thuế TPHCM theo chức năng, nhiệm vụ, khẩn trương phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện giải quyết các hồ sơ đất đai tồn đọng phát sinh từ ngày 1/8/2024 theo quy định pháp luật tính thu NVTC, thuế và các quy định pháp luật khác có liên quan như: tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản và các khoản thu từ đất. Đồng thời, UBND TPHCM cũng giao Cục Thuế và sở ngành chức năng tiếp tục phối hợp đẩy mạnh công tác truyền thông, làm rõ các nhóm, đối tượng bị tác động ảnh hưởng để người dân và DN hiểu đúng về chủ trương, chính sách, quy định pháp luật, nhằm tạo sự đồng thuận khi triển khai thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM tại Kết luận số 1060-KL/TU ngày 31/8/2024.

Trong thời gian tới, Cục Thuế TPHCM tiếp tục tuyên truyền về Luật Đất đai năm 2024 và các chủ trương của chính quyền TP nhằm tạo sự đồng thuận của người dân và DN về chính sách đất đai của Nhà nước. Trên tinh thần đó, Cục Thuế đã chỉ đạo các chi cục thuế và lãnh đạo chi cục trên địa bàn TPHCM phải chịu trách nhiệm về việc tổ chức xử lý hồ sơ đất đai theo đúng quy định, không để phát sinh phiền hà, nhũng nhiễu, tiêu cực trong quá trình giải quyết hồ sơ. Cùng với đó, Cục Thuế TP tổ chức phát động phong trào thi đua, có hình thức khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

(HNM) - Vi phạm hợp đồng, buộc phải đưa người lao động (NLĐ) về nước trước thời hạn, nhưng Chi nhánh Bắc Giang thuộc Công ty CP XKLĐ Thương mại và Du lịch TTLC (trụ sở chính tại phố Nguyễn Ngọc Nại, Khương Mai, Thanh Xuân, HN) vẫn không thanh lý hợp đồng, trả lại tiền đặt cọc cho NLĐ.

Theo trình bày của chị Nguyễn Thị Hiền, ở Thuận Thành, Bắc Ninh, tháng 3-2010, chồng chị là anh Vương Đức Lán và em chồng là anh Vương Đức Tuyển cùng nhiều lao động (LĐ) trong xã được Chi nhánh Bắc Giang trực thuộc Công ty TTLC tư vấn đi Thụy Điển làm nghề hái dâu. Công ty đã đưa ra mức lương hấp dẫn là 2.300 USD/tháng, mặc dù chi phí xuất cảnh là 2.200 USD/người cho các khoản: vé máy bay, bảo hiểm, lệ phí làm visa, tiền môi giới, dịch vụ... Ngoài chi phí xuất cảnh theo quy định, mỗi LĐ phải nộp thêm từ 57 đến 60 triệu đồng tiền đặt cọc. Như vậy, tổng số tiền mà mỗi lao động phải nộp vào công ty khoảng 100 triệu đồng.Để được đi làm việc tại Thụy Điển, người LĐ  phải ký hợp đồng 3 năm (từ năm 2010 - 2012) với Công ty TTLC do ông Trương Bá Thu là giám đốc. Nhưng điểm oái oăm trong hợp đồng là mỗi năm, họ chỉ được làm việc theo hợp đồng là 3 tháng, từ tháng 7 đến tháng 10. Đến tháng 4-2010, anh Lán cùng các LĐ khác lên HN học tiếng và tay nghề, chuẩn bị cho chuyến đi. Ngày 18-7-2010, anh được xuất cảnh cùng gần 120 LĐ khác.Đến Thụy Điển ngày 2-8-2010, các LĐ được đưa vào rừng hái dâu theo đúng hợp đồng. Thế nhưng mới làm việc được hơn một tháng, họ nhận được lệnh không đi làm và được động viên về nước. Theo thông báo, do thiếu việc nên phía công ty buộc phải đưa người lao động về nước trước thời hạn. Ai đăng ký về nước sẽ được công  ty hỗ trợ 40 triệu đồng. Về nước ngày 28-9-2010, anh Lán, anh Tuyển và các LĐ khác tìm đến Chi nhánh Bắc Giang để thanh lý hợp đồng, lấy lại tiền đặt cọc theo đúng nội dung của thông báo do giám đốc chi nhánh, ông Trương Bá Thu ký. Thế nhưng, tuy đã nhiều lần có mặt tại nhà 35M2, Khu đô thị mới Yên Hòa, phường Yên Hòa, quận Cậu Giấy, Hà Nội (trụ sở của chi nhánh) theo yêu cầu của công ty để thanh lý hợp đồng LĐ và hợp đồng bảo lãnh nhưng lần nào phía công ty cũng đưa ra lý do khó khăn, chưa thanh lý hợp đồng được cho NLĐ.Để hiểu rõ sự việc, chúng tôi đã liên hệ với lãnh đạo Công ty TTLC. Đại diện công ty cho rằng, Chi nhánh Bắc Giang phải tự chịu trách nhiệm về mặt pháp lý cũng như chịu trách nhiệm giải quyết quyền, lợi ích hợp pháp cho NLĐ và họ từ chối cung cấp thông tin. Trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới, ông Trương Bá Thu, Giám đốc Chi nhánh Bắc Giang cho biết, chi nhánh đã đứng ra thu tiền đặt cọc của NLĐ theo quy định. Với số tiền đặt cọc trên, chi nhánh chỉ được giữ lại một phần để gửi vào ngân hàng làm tiền bảo lãnh, phần lớn còn lại phải chuyển về công ty. Đến nay, NLĐ phải về nước trước thời hạn, công ty lại phong tỏa tài khoản, không cho rút tiền ra thì không thể thanh toán đầy đủ cho NLĐ. Để giải quyết việc này, Chi nhánh Bắc Giang đã nhiều lần gửi công văn lên công ty xin được giải quyết nhưng vẫn chưa được chấp thuận. Tính đến tháng 11-2010, Chi nhánh đã hai lần gửi tờ trình, 10 lần xin mở tài khoản nhưng công ty vẫn chưa mở. Thậm chí trong công văn số 573, ngày 8-11-2010, Chi nhánh Bắc Giang đã nêu rõ "Chi nhánh Bắc Giang mong muốn và rất cần giải quyết thanh lý hợp đồng nhanh và gấp, dứt điểm cho tất cả số lao động về nước chưa được thanh lý theo công văn của Cục Quản lý lao động ngoài nước". "Kể từ ngày 5-11-2010, nếu công ty không mở tài khoản cho chi nhánh, Chi nhánh Bắc Giang sẽ chuyển số hợp đồng đối với những lao động còn lại để công ty trực tiếp thanh lý".Công văn đi lại đã nhiều lần, NLĐ vẫn phải chờ được thanh lý hợp đồng để lấy lại tiền đặt cọc. Trước đó, ngày 29-10-2010, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã có công văn số 1999, yêu cầu TTLC thực hiện ngay việc thanh lý hợp đồng với đầy đủ các khoản tiền theo hợp đồng và những thỏa thuận giữa công ty với NLĐ cũng như các quyền lợi khác của họ trước ngày 3-11-2010. Thế nhưng, đến nay đã bước sang năm 2011, nhiều NLĐ vẫn chưa được thanh lý hợp đồng, chưa nhận được số tiền đặt cọc do Công ty TTLC vẫn im lặng. Chẳng lẽ công văn chỉ đạo của Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH (cơ quan quản lý nhà nước ở lĩnh vực xuất khẩu lao động) lại không có hiệu lực đối với Công ty TTLC - một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động?